Hiện nay, có khá nhiều app vay tiền mở ra nhằm phục vụ cho những người có nhu cầu cần vay tiền gấp. Trong số đó không thiếu app lừa đảo và khi người vay chậm thanh toán sẽ khủng bố và đòi nợ tiêu cực. Thậm chí những app uy tín cũng sẽ có những biện pháp đòi nợ tiêu cực. Vậy nếu vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì , hãy cùng Bar Ferdinand Seattle tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra giải pháp nhé!
Nội dung
Các hình thức khủng bố khi vay tiền qua app
Đối với những app lừa đảo hoặc vay với mức lãi suất “cắt cổ” lãi chồng lãi dẫn đến tình trạng người vay không có đủ điều kiện để trả. Khi này các app sẽ sử dụng đến các biện pháp khủng bố tiêu cực. Để nhận biết mình có đang bị khủng bố hay không chúng ta sẽ cùng điểm qua các hình thức khủng bố khi vay tiền qua app nhé!
- Nhắn tin, gọi điện liên tục, lăng mạ nhân phẩm
Việc gọi điện liên tục này sẽ khiến người vay cảm thấy phiền, đặc biệt với những người làm công việc kinh doanh hay những công việc liên quan đến trao đổi qua điện thoại nhiều. Nếu thường xuyên bị gọi làm phiền, họ sẽ không làm được việc khác đồng thời tạo áp lực từ đó để người vay trả nợ.
Việc gọi điện thoại không chỉ dừng lại ở hành động gọi trực tiếp cho người vay mà còn đến cả những người thân, anh em, đồng nghiệp, bạn bè hoặc thậm chí là đối tác làm ăn,…việc này càng làm nhân đôi áp lực cho người vay tiền.
Nhiều người do không chịu được sự phiền phức này đã phải bán tài sản để trả nợ nhưng khi trả rồi vẫn tiếp tục bị làm phiền để đòi trả thêm phần lãi chậm trả,…Với một số người sẽ chấp nhận bỏ sim điện thoại đang dùng để thay số khác.
- Đăng bài bôi nhọ trên mạng xã hội
Các app vay tiền còn dùng thủ đoạn đòi nợ khác như cắt ghép hình ảnh người vay rồi đăng tải lên Facebook, Zalo,…thậm chí là in tờ rơi tải khắp nơi cư trú của người vậy. Chúng có thể đăng tải những thông tin sai sự thật hoặc có thể đăng tin về việc người vay không trả tiền nhằm làm cho người vay mất danh dự, uy tín và cảm thấy ngại ngùng để trả tiền cho chúng.
- Đến nơi sinh sống, làm việc đòi nợ kiểu giang hồ
Với một số app vay tiền thậm chí còn sử dụng hình thức đe dọa tính mạng, hắt những chất bẩn như sơn, mắm tôm vào người hoặc vào nhà của người vay tiền,…Thậm chí là cho người đến quấy rối không cho người vay làm ăn, buôn bán,….
- Tấn công những người có liên quan
Nếu cảm thấy chưa đủ “đô”, các đối tượng đòi nợ sẽ sử dụng các thủ đoạn nêu trên nhưng thay đổi mục tiêu chính là nhằm đến người thân, bạn bè của người vay. Chúng sẽ tìm kiếm đối tượng trên danh sách bạn bè trên mạng xã hội của bạn hoặc ấn công diện rộng tất cả người quen của bạn.

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?
Có thể thấy các hình thức khủng bố đòi nợ của các app khá tiêu cực và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người đi vay. Để hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến chính mình và những người xung quanh. Vậy vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Bar Ferdinand sẽ hướng dẫn bạn chi tiết những cách xử lý khi gặp tình trạng này. Chúng ta hãy cùng chung tay để diệt trừ tệ nạn này, sau đây là những việc bạn có thể áp dụng theo:
Trường hợp không trả nợ đúng hạn
- Yêu cầu đơn vị cho vay kéo dài thời gian. Trên thực tế, hầu hết các app vay tiền hiện nay đều có thể hỗ trợ cho khách hàng gia hạn thời gian vay. Bạn sẽ phải mất một khoản chi phí phát sinh do chậm trả tiền. Do đó, việc quá hạn thanh toán có thể dễ dàng giải quyết thông qua việc thương lượng một cách thiện chí để cả hai cùng tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả hai.
- Nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng, nên nhờ đến người thân trình báo đến cơ quan công an. Các đơn vị này sẽ có biện pháp nghiệp vụ để những app này không làm phiền quá tiêu cực đến bạn và người thân.
- Hạn chế thấp nhất phương án vay tiền bên này trả nợ bên kia dẫn đến chồng nợ và làm cho việc trả nợ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
- Bất kể khi nào bạn phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, cho vay nặng lãi, tín dụng đen, chiếm đoạt tài sản cần nhanh chóng báo cho cơ quan Công an qua số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận tin báo về tội phạm hoặc đến tố giác trực tiếp tại các cơ quan Công an.
- Tìm hiểu kỹ đồng thời nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành về việc đi vay và cho vay, các hình phạt đối với hành vi thực hiện giao dịch cho vay nặng lãi.
Trường hợp không vay tiền nhưng bị khủng bố
- Lần đầu bị gọi điện: Không làm theo yêu cầu của bên đòi nợ đưa ra hoặc tiến hành ghi âm, chụp ảnh lại các bằng chứng để phục vụ cho việc trình báo cơ quan công an. Với những bằng chứng có được, bạn có thể đến công an phường, xã để được hướng dẫn các thủ tục hoặc liên hệ trực tiếp với các trang báo để mang câu chuyện này ra ánh sáng.
- Chặn các số điện thoại của các bên cho vay tài chính sau nhiều lần gọi khủng bố: Điều đầu tiên và dễ dàng nhất mà bạn có thể làm để tránh bị làm phiền bởi các cuộc gọi này chính là chặn các cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ trên điện thoại. Hiện nay, tính năng này đều có thể thực hiện trên mỗi chiếc smartphone và qua nhà mạng. Với mỗi điện thoại và nhà mạng đều có những cách thức thực hiện khác nhau.
- Tố cáo khi bị khủng bố gọi điện liên tục, bôi nhọ trên mạng xã hội, đòi nợ kiểu giang hồ: Trong trường hợp này, bạn cũng thực hiện tương tự như cách trên đó là chụp ảnh, ghi âm lại bằng chứng để trình báo với cơ quan công an. Theo pháp luật hiện hành, tội vu khống có thể bị phạt từ 10 – 50 triệu VNĐ, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng – 1 năm.
- Giữ bình tĩnh: Khi có các dấu hiệu bị công kích, hạ nhục trên mạng xã hội, bạn nên giữ bình tình cũng như trấn an những người xung quanh bằng cách giải thích rõ ràng tình huống. Sau đó, hãy báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
- Giải thích rõ cho các cuộc gọi đến làm phiền nếu không vay, không có quan hệ quen biết với đối tượng chịu trách nhiệm khoản vay đó từ các đơn vị cung cấp ứng dụng vay tiền online trên app. Trong trường hợp người gọi điện khẳng định bạn là đối tượng “bùng nợ app vay tiền”, hãy yêu cầu họ cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh việc vay nợ của mình bao gồm chứng tờ, giấy tờ giải ngân, hợp đồng vay vốn hay các thông tin vay vốn liên quan.
- Tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân cho đối tượng gọi điện đòi nợ như giấy tờ tùy thân, quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nơi sinh sống và làm việc,…
Kết luận
Với những thông tin đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì và hy vọng bạn có thể vượt qua những hành vi khủng bố đòi nợ khi tiến hành hồ sơ vay qua app. Chắc chắn rằng, trong tương lai, các hình thức này sẽ không còn tồn tại và cũng sớm bị pháp luật răn đe, trừng trị một cách thích đáng.
>>> Có thể bạn quan tâm: